Home / Post

Why Cambodia’s Military History Is So Important for National Security? (Vì sao Lịch Sử Quân Sự Campuchia Rất Quan Trọng cho An Ninh Quốc Gia?)

Lịch sử quân sự Campuchia chứa nhiều bài học về cách (và khi nào) cần thể hiện sự kiềm chế, nhẫn nại và gắn kết trong việc bảo vệ an ninh quốc gia

Viết bởi Youk Chhang

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Hiệp Định Hoà Bình Paris, chúng tôi muốn bày tỏ ghi nhận sự quan trọng của lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự Campuchia, trong khu vực và trên toàn thế giới. Lịch sử Campuchia cần được công nhận như tài sản quốc gia cho việc phát triển đất nước mang tính chiến lược, sự tác động, và vai trò lãnh đạo trong khu vực Đông Nam Á.

Lịch sử quân sự được mô tả như một cuộc nghiên cứu chiến tranh và phân tích chiến thắng của sự đánh bại kẻ thù, tuy nhiên, nó còn bao hàm nhiều ý nghĩa hơn thế nữa. Lịch sử quân sự bao gồm một loạt các đề tài khác nhau, từ việc đi lên hay thoái trào của các chế độ đến việc chuyển mình của các quốc gia, và con người chúng ta lặp lại hay là học hỏi từ các sai lầm trong quá khứ như thế nào. Lịch sử Campuchia chứa nhiều bài học quý báu cho đất nước, khu vực và thế giới.

Campuchia đã là một ngã rẽ có ý nghĩa trong cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa các hệ tư tưởng, hệ thống chính trị, và các chính sách chính trị của nước ngoài. Lịch sử của Campuchia đã dẫn đến, và bao gồm một phần của, lịch sử sự can thiệp của các nước khác trong khu vực chứng tỏ đất nước này quan trọng như thế nào đối với an ninh trong khu vực, và an ninh của khu vực đối với an ninh toàn cầu. Thêm vào đó, sự tàn bạo, chiến tranh, và sự cưỡng đoạt đã tô màu thêm vào lịch sử Campuchia trong thời kỳ hậu thế kỷ 20, mang đến bài học quan trọng về các tình huống bị dồn ép vào hoàn cảnh khó khăn và là hậu quả của sự không ổn định, chiến tranh và sự diệt chủng. Lịch sử Campuchia là một minh hoạ của tinh thần dân tộc đồng thời là một bài học sâu sắc về sự đồi bại của con người.

Lịch sửa của Campuchia cũng là một sự nhấn mạnh về các ý đồ xâm lấn, chiếm đóng, kể cả chiếm đoạt lãnh thổ Campuchia từ tay nhân dân Campuchia. Nghiên cứu về lịch sử của các sự quan hệ, tranh chấp, và mâu thuẫn trong quá khứ không phải tạo tiền đề cho các vấn đề ngoại giao hoặc quân sự, tuy nhiên, lịch sử này là nguồn tài nguyên quốc gia trang bị cho các lãnh đạo về chiến lược khôn ngoan trong cách quản lý các mối quan hệ với các nước láng giềng và trên thế giới.

Lịch sử Campuchia, đặc biệt là lịch sử quân sự, mang lại kinh nghiệm quí báu cho sự phát triển các chiến lược khôn ngoan của đất nước Campuchia, của khu vực và lãnh đạo trên thế giới. Lịch sử quân sự Campuchia chứa nhiều bài học về cách (và khi nào) cần thực hành sự kiềm chế, khi nào cần thể hiện lòng kiên nhẫn, và khi nào thể hiện sự gắn kết trong việc bảo vệ an ninh quốc gia một cách khôn ngoan. Các nhà lãnh đạo quân sự Campuchia có thể xem lịch sử quân sự Campuchia như là một tài sản quốc gia để không chỉ xây dựng nên các chiến lược không ngoan mà còn là sự chuyên nghiệp trong việc tổ chức cơ cấu quân sự.

An ninh quốc gia Campuchia sẽ tuỳ thuộc vào một tổ chức quân sự chuyên nghiệp. Các tổ chức quân sự chuyên nghiệp đòi hỏi các nhà lãnh đạo năng lực, đó không chỉ là các nhà chiến lược mà còn là những nhà sử học – bởi vì chiến lược thành công cần phải được xây dựng dựa trên sự am tường lịch sử.

Lịch sử đã mài dũa các yếu tố cốt lõi cần thiết cho chiến lược thành công. Lịch sử quân sự bảo đảm rằng chiến lược không chỉ được thiết lập dựa trên môi trường hoạt động, các chiến thuật, và học thuyết hiện tại, mà còn cần dựa vào sự thành công và lỗi lầm trong quá khứ. Lịch sử có thể giúp ta am hiểu về các mục tiêu của một chiến lược có đáng được chấp nhận hay không, phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu có khả thi không, và những người tiền nhiệm đã làm thế nào để đưa ra quyết định ứng dụng lại chiến lược hay ứng dụng chiến lược khác nhau trong quá khứ. Lịch sử quân sự là yếu tố quan trọng của việc kết hợp các chiến lược.

Các quốc gia thành viên và sự lãnh đạo của các quốc gia thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo vừa là nhà lịch sử học cũng như nhà chiến lược. Lịch sử quân sự Campuchia là quan trọng duy nhất cho hoà bình và an ninh của khu vực bởi vì đã có rất nhiều cuộc chiến đấu, đấu tranh, và chiến lược địa lý chính trị tập trung vào lịch sử quân sự Camphuchia.

Campuchia đã là trung tâm của các cuộc chiến tranh nghiêm trọng, mâu thuẩn, và đấu tranh đưa đến nhiều rắc rối trong khu vực trong thế kỷ 20. Trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất, Campuchia đã trở nên độc lập, và trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai, Campuchia đã là tâm điểm của một trong những cuộc oanh tạc trên không lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vị trí địa lý chính trị của Campuchia trong thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai đã làm cho nó trở thành một chiến trường quan trọng giữa các nước chiến tranh với nhau.

Trong các năm 1975-1979, nhân dân Campuchia đã chịu đựng bi kịch không thể mô tả thành lời dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, và cho dù Khmer Đỏ đã bị lật đổ năm 1979, Campuchia vẫn tiếp tục tranh đấu với chiến tranh, nạn đói, khủng hoảng về quyền nhân đạo, đưa đến sự chết chốc, di dân, hoặc tái định cư của hàng triệu người dân Campuchia. Sự bài trừ quân Khmer Đỏ không chỉ là một chiến thắng mang tính chiến lược cho Campuchia mà còn là một chiến thắng chiến lược cho ASEAN và thế giới.

Các thoả thuận quân sự, các cuộc diễn tập, và chiến thuật đã diễn ra tại Campuchia trong khoảng thời gian 1979 và 1993 đã gây ra các làn sóng trong khu vực, và trong chừng mực nào đó rất nhiều trong số này đã hình thành (và vẫn đang hình thành) nên các vị trí chính trị của ASEAN ngày nay.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Các Hiệp Định Hoà Bình Paris, chúng ta hãy nhân cơ hội này bày tỏ không chỉ những gì chúng ta đã học được từ lịch sử qua các hiệp định này, mà chúng ta còn học được rất nhiều từ tất cả những gì đã có trong lịch sử Campuchia. Sự quan trọng của lịch sử lớn hơn bao giờ hết, khi Campuchia chuẩn bị cho việc tổ chức hội nghị ASEAN vào năm 2022.

Nhân dịp Campuchhia đang chuẩn bị cho lượt tổ chức ASEAN sắp tới, chúng ta nên ghi nhận vai trò lãnh đạo sắp tới như là một cơ hội để lan toả, cùng với các nguồn tài nguyên khác, lịch sử Campuchia để chứng tỏ sự phát triển cộng đồng, tinh thần hợp tác, và vai trò lãnh đạo của nhân dân Campuchia và nhân dân các nước Đông Nam Á. Lịch sử Campuchia là một phần của tầm nhìn cho một hoà bình chung và an ninh cho các nước Đông Nam Á trong khu vực.

TÁC GIẢ

Youk Chhang

 Youk Chhang là Giám Đốc của Trung Tâm Tài Liệu Campuchia, và là một nhà lãnh đạo trong giáo dục, nghiên cứu và phòng chống nạn diệt chủng. Năm 2018, Chhang được nhận Giải Thưởng Ramon Magsaysay, được xem như là “Giải Nobel Châu Á” cho cống hiến của ông trong việc bảo tồn ký ức về sự diệt chủng và đi tìm công lý trong phạm vi đất nước Campuchi cũng như trên thế giới. năm 2007, ông được đề cử trong Top 100 người đàn ông và phụ nữ của Tạp Chí Times. Chhang đã cộng tác với nhiều tổ chức xã hội dân sự cũng như các lãnh đạo trên toàn thế giới, bao gồm I Rắc, Ap-ga-nix-tan, Si-ria, Miến Điện, và các nước đang phát triển kể từ sau các cuộc xung đột. Trong suốt 18 tháng qua, ông cũng đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu sâu về lịch sử quân sự Campuchia và các vùng quân sự cùng với Tướng Quân Nem Sowath của Bộ Quốc Phòng Campuchia.

Samdech Pichey Sena Tea Banh, phó bộ trưởng và bộ trưởng bộ quốc phòng Camphuchia (bên phải), và Tướng Quân Nem Sowath, cố vấn đặc biệt của bộ quốc phòng (bên trái) đang kiểm tra kế hoạch Trung Tâm Hoà Bình Anlong Veng để xây dựng Đài Tưởng Niệm Win-Win.

Hình cung cấp bởi Ly Kok-Chhay.

Samdech Pichey Sena Tea Banh, phó bộ trưởng và bộ trưởng bộ quốc phòng Camphuchia (ngồi bên trái), và cố vấn đặc biệt của ông – Tướng Quân Nem Sowat (đứng bên phải), Trung Tướng Meas Sina (đứng bên trái), và Youk Chhang (ngồi), trong một cuộc viếng thăm dự án khu lịch sử quân sự gần Trung Tam Hoà Bình Anlong Veng, tỉnh Oddar Meanchey, dọc theo biên giới Campuchia-Thái lan.

Hình được cung cấp bởi Ly Kok-Chhay, 06 tháng 3 năm 2020.